Có gì mới?

Chia sẻ Một trong những nguyên nhân gây mất chuột phím, delay khi chơi game

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

ntg87

Năng động
Tham gia ngày
03/05/2014
Bài viết
498
không ai nói bạn gà cả, cái nào thấy không hợp lý mọi người có quyền đưa lên. ván ép dẫn điện? bạn nghĩ sao? và vì sao mọi người bắt màn hình vô sắt sau đó nối đất không bị, mà chỉ một số ít người bị? bạn nghĩ sao? giải thích nguyên nhân thử xem? mình cũng đi khá nhiều tiệm, việc bắt màn hình lên sắt rồi nối tiếp địa là việc quá đổi bình thường rất rất rất.... nhiều tiệm vẫn đang xài bạn nghĩ sao? họ may mắn hả?
trên đời này không có gì không thể xảy ra, chỉ là do ta chưa gặp. Tiêu đề mình nói rất rõ, "một trong những nguyên nhân", tức là có nguy cơ cao. Chơi gái nhiễm HIV chưa chắc bị nhiễm HIV, nhưng là nhóm có nguy cơ cao nhé bạn. Cái gì cũng vậy, nên học đại học có cho SV học môn xác suất thống kê.
kiến thức là bao la, ta chỉ là hạt cát.
 

ntg87

Năng động
Tham gia ngày
03/05/2014
Bài viết
498
nếu có một tổ chức nào đó thống kê mình chăc chắn với bạn 1 điều: tỉ lệ người người chết vì điện giật ở vn cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển.

vì sao? 1 phần cũng là do không tiếp địa, tiếp địa là một tiêu chuẩn bắt buộc của tất cả các thiết bị điện, để chống giật cũng như khử nhiễu điện từ trên toàn thế giới. vn xuất phát cũng từ một nước nghèo trước đây nên để tiết kiệm đã bỏ qua phần tiếp địa để cho đơn giản và đỡ tốn kém riết rồi thành thói quen không ai tiếp địa cả. lâu lâu đọc báo cứ hết anh này bị máy bơm nước giật chết, đến anh kia bị máy trộn bê tông giật chết, đến chị nọ mở tủ lạnh điện cũng giật chết....tất cả cũng đều xuất phát từ việc không tiếp địa, nếu họ tiếp địa đàng hoàng sẽ không có những cái chết ngớ ngẩn như vậy. điều này giải thích tại sao đồ seconhand nhập từ các nước phát triển dây cắm điện luôn có 3 chấu, nhưng về VN phải dùng kềm bẻ bớt 1 chấu hoặc phải dùng đầu chuyển để xài.

100% thiết bị điện nước mỹ đều xài tiếp địa chẳng lẽ họ cũng bị đơ chuột như 1 số ít các bác ở đây?
tôi dám cá với bạn, ở nước mỹ tôi chưa qua, nhưng chắc chắn không có ai làm cái bàn phòng net như ở việt NAM

chính những loại bàn như thế này, mới dẫn đến nhóm nguy cơ cao, và hao phí tài nguyên điện, nếu như bạn lắp ráp phía sau không đảm bảo an toàn kỹ thuật ( mượn tạm hình của duy khang, chứ ko nói duy khang sai, chỉ là nhóm nguy cơ cao)
 
Chỉnh sửa cuối:

minhmanonline

Thành viên
Tham gia ngày
16/06/2015
Bài viết
38
mình hỏi bạn 1 câu thôi? tốt nhất là nên cách điện. hay để điện rò ra rồi đi nối mass ?
việc thiết kế sẽ tùy thuộc vào sở thích mỗi người, nhưng đã đóng thùng bàn sắt thì nên tiếp địa dù giật tê tê hay ko tê tê, trước đây có từng nghe nó PC việt đóng thùng xong, sợi dây cấm nguồn bị đứt ruột cháy vỏ đứt ngang rớt xuống chạm vào bàn sắt giật dính mấy đứa nhỏ vô bàn, may mà ngắt điện kịp ko là có án mạng.
 

ntg87

Năng động
Tham gia ngày
03/05/2014
Bài viết
498
việc thiết kế sẽ tùy thuộc vào sở thích mỗi người, nhưng đã đóng thùng bàn sắt thì nên tiếp địa dù giật tê tê hay ko tê tê, trước đây có từng nghe nó PC việt đóng thùng xong, sợi dây cấm nguồn bị đứt ruột cháy vỏ đứt ngang rớt xuống chạm vào bàn sắt giật dính mấy đứa nhỏ vô bàn, may mà ngắt điện kịp ko là có án mạng.
Nếu mà giật tê tê là không nên tiếp địa lúc đó, mà phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao giật tê tê. Sau đó ngắt hoàn toàn nguồn rò rỉ. Bạn có nối 100 dây xuống dất tôi cũng ko ý kiến. Vấn đề chính mình nói là cái vụ tê tê đó! Tôi muốn tranh luận để tìm ra giải pháp giúp anh em CPN đang khó khăn. Chứ ko có ý định nói các CPN đang chạy BT. Vì chắc chắn nhà các bạn đó có điều kiện đóng tiền điện.
 

minhmanonline

Thành viên
Tham gia ngày
16/06/2015
Bài viết
38
tôi dám cá với bạn, ở nước mỹ tôi chưa qua, nhưng chắc chắn không có ai làm cái bàn phòng net như ở việt NAM

chính những loại bàn như thế này, mới dẫn đến nhóm nguy cơ cao, và hao phí tài nguyên điện

việc đóng thùng hay không đóng thùng không liên quan gì đến việc tiếp địa cả vì cơ bản cả hai đều tiếp địa nếu bạn làm đàng hoàng. mass của nguồn ATX đươc nối với main và tất cả các thiết bị cắm vào main và đi theo dây màn hình nối ra mass màn hình, rồi cũng theo dây mass ra chuột phím.... tất cả đều nối ra vỏ máy thông qua bên trong cái nguồn ATX nối ra vỏ nguồn + tại các lỗ bắt main nối ra vỏ máy, vỏ máy tiếp xúc với vỏ nguồn atx, nói túm lại tất cả các mass đều thông nhau sau đó đi theo sợi dây thứ ba mà dân ta cắt bỏ để về lỗ thứ 3 trên ổ cắm điện, đó chính là dây tiếp địa. vì vậy khi cấm máy vài ổ điện là họ đã tiếp địa cho cái máy của mình
 

ntg87

Năng động
Tham gia ngày
03/05/2014
Bài viết
498
việc đóng thùng hay không đóng thùng không liên quan gì đến việc tiếp địa cả vì cơ bản cả hai đều tiếp địa nếu bạn làm đàng hoàng. mass của nguồn ATX đươc nối với main và tất cả các thiết bị cắm vào main và đi theo dây màn hình nối ra mass màn hình, rồi cũng theo dây mass ra chuột phím.... tất cả đều nối ra vỏ máy thông qua bên trong cái nguồn ATX nối ra vỏ nguồn + tại các lỗ bắt main nối ra vỏ máy, vỏ máy tiếp xúc với vỏ nguồn atx, nói túm lại tất cả các mass đều thông nhau sau đó đi theo sợi dây thứ ba mà dân ta cắt bỏ để về lỗ thứ 3 trên ổ cắm điện, đó chính là dây tiếp địa. vì vậy khi cấm máy vài ổ điện là họ đã tiếp địa cho cái máy của mình
Hi, vậy bạn chỉ chỗ cho mình cái lỗ thứ 3 cắm vào ổ điện, nó đi về đâu trong dây điện? trong khi nguồn vào chỉ có 2 đây. còn dây thứ 3 cắm vào không khí? tùy quốc gia bạn ơi. VN không có hỗ trợ thì bẻ bỏ đi.

Cái này trên wiki:
Hiện nay, trên thế giới có tổng cộng 15 kiểu phích cắm và ổ cắm điện tương ứng. Mỗi kiểu phích/ổ cắm có hình dáng, cấu trúc khác nhau và được đặt tên theo các ký tự alphabet, bắt đầu bằng chữ cái A, B, C,..., O. Tên gọi này do Cơ quan quản lý thương mại quốc tế Hoa Kỳ ban hành và được sử dụng phổ biến trên khắp thế giới như một chuẩn để gọi tên các loại phích/ổ cắm điện. Vậy mỗi loại phích cắm được phân biệt như thế nào? Đặc điểm ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
phích cắm điện theo từng quốc gia



Dưới đây sẽ là thông tin chi tiết về 15 kiểu phích cắm đang được sử dụng trên thế giới. Thông tin về từng kiểu phích và ổ cắm bao gồm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sử dụng, đặc điểm kỹ thuật cơ bản và sơ lược về nguồn gốc của nó.
Kiểu A



Phích/ổ cắm điện kiểu A được sử dụng chủ yếu tại khu vực phía Bắc và Trung Mỹ, Nhật Bản,... Đây là kiểu phích cắm 2 chấu không nối đất, mỗi chấu là 1 thanh kim loại phẳng song song với nhau. Phích cắm điện kiểu A được phát minh vào năm 1904 bởi Harvey Habbell II (1857-1927) và còn được gọi là phích cắm NEMA 1-15 (tiêu chuẩn phân loại kết nối điện). Phích cắm có 2 lá kim loại mỏng có chiều dài từ 15,9 đến 18,3mm, dày 1,5mm và khoảng cách giữa 2 lá kim loại (chấu, lưỡi cắm) là 12,7mm. Tuy nhiên, 2 chấu của phích cắm có chiều rộng không bằng nhau, một chấu sẽ có phần đầu rộng hơn so với chấu còn lại. Cụ thể, chấu nối với dây trung tính (dây nguội) sẽ có chiều ngang là 7,9mm và chấu nối với dây nóng sẽ có chiều ngang là 6,3mm. Do đó, phích cắm kiểu A chỉ có 1 cách cắm vào ổ điện. Phích cắm kiểu A có cường độ dòng điện định mức là 15A.



Phích cắm điện kiểu A và kiểu B đều có 2 chấu bằng kim loại phẳng với 2 lỗ tròn ở đầu mỗi chấu. Tuy nhiên, tại sao lại có các lỗ tròn này? Nếu các bạn tháo ổ cắm điện kiểu A hoặc kiểu B ra và nhìn vào ngàm bên trong, nơi mà chấu của phích cắm trượt vào, các bạn sẽ thấy có một phần nhô lên cao. Phần lồi này sẽ vừa vặn với lỗ tròn trên đầu chấu để phích cắm có thể được giữ trong ổ cắm chặt hơn, ngăn chặn việc phích cắm sẽ trượt ra khỏi ổ cắm. Đồng thời, phần lồi lên cho phép 2 chấu điện tiếp xúc với thanh kim loại bên trong tốt hơn. Một nguyên nhân khác là do nhiều nhà sản xuất sẽ dùng lỗ trên đầu chấu điện để gắn tag niêm phong thiết bị lại như một cách để nói với người dùng rằng "đây là hàng mới 100% chưa qua sử dụng." Nguyên nhân cuối cùng là do phần lỗ trên sẽ tiết kiệm được 1 lượng nguyên liệu, và nếu sản xuất trên quy mô công nghiệp thì dù ít nhưng vẫn vẫn có thể tiết kiệm được phần nào giá thành sản xuất.

Một điều lưu ý là nếu phích cắm chỉ cắm một nửa chiều dài chấu vào ổ điện, một nửa chấu còn lại vẫn nằm ở bên ngoài thì nó chắc chắn đã có điện. Tuy khoảng cách trên là khá nhỏ so với ngón tay người nhưng tỷ lệ bị điện giật là vẫn có thể xảy ra nên hãy cẩn thật hết mức có thể khi sử dụng điện.

Kiểu B



Tương tự như phích cắm kiểu A, kiểu B cũng được sử dụng chủ yếu Bắc và Trung Mỹ, Nhật Bản,... Đây là kiểu phích cắm 3 chấu được phát triển theo tiêu chuẩn NEMA 5-15. Nó có 2 chấu bằng kim loại phẳng dày 1,5mm, cách nhau 12,7mm, có chiều dài từ 15,9 đến 18,3mm và chiều rộng 6,3mm. Chấu thứ 3 là một thanh kim loại hình trụ có đường kính 4,8mm hoặc cũng có thể có mặt cắt bán nguyệt. Chấu thứ 3 này dài hơn 2 chấu phẳng 3,2mm để đảm bảo thiết bị được nối đất trước khi 2 chấu còn lại có điện. Khoảng cách giữa chấu nối đất và 2 chấu còn lại là 11,9mm. Phích cắm kiểu B có định mức là 15A.



Tại nhiều nơi, do người dùng chưa có điều kiện trang bị hệ thống điện có nối đất nên họ thường bẻ chấu nối đất bỏ đi và sử dụng bình thường như phích cắm 2 chấu.

Kiểu C



Phích cắm kiểu C là kiểu phích cắm được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Đây là kiểu phích cắm 2 chấu không nối đất. 2 chấu được tạo nên từ 2 thanh kim loại hình trụ tròn. Theo tiêu chuẩn, mỗi chấu có đường kính 4mm, khoảng cách giữa chân 2 chấu là 18,6mm và khoảng cách giữa đầu 2 chấu là 17,5mm. Từ chân của chấu điện được phủ một lớp cách điện có chiều dài 10mm. Do thiết kế bóp lại ở phía đầu nên phích cắm kiểu C có thể được sử dụng một cách linh hoạt với các ổ cắm có khoảng cách giữa 2 lỗ là 17,5 - 19 mm và đường kính mỗi lỗ từ 4 đến 4,8mm. Phích cắm kiểu C thường được sử dụng cho các thiết bị hạng II với định mức dưới từ 2,5A trở xuống.



Phích cắm kiểu C được sử dụng phổ biến tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm tất cả các nước châu Âu ngoại trừ Anh, Ireland, Cộng hòa Sip và Malta. Ngày nay, tiêu chuẩn an toàn điện tại nhiều quốc gia ngày càng được cải thiện nên ổ cắm kiểu C đang dần trở nên lạc hậu do không có nối đất. Tuy nhiên, nó vẫn còn được sử dụng rất phổ biến tại những khu vực đang phát triển vốn cơ sở hạ tầng điện còn chưa được hoàn thiện. Dù vậy, phích cắm kiểu C vẫn có thể sử dụng cho phích cắm kiểu E, F, J, K và N.

Kiểu D



Phích cắm kiểu D được sử dụng hết sức phổ biến tại Ấn Độ và Nepal. Ấn Độ là quốc gia đã chuẩn hóa kiểu phích cắm này dựa trên tiêu chuẩn British Standard 546. Phích cắm kiểu C có 3 chấu điện hình trụ tròn, xếp theo hình tam giác. Chấu ở giữa nối đất có chiều dài 20,6mm và có đường kính là 7,1mm. 2 chấu còn lại có chiều dài 14,9 mm, đường kính 5,1mm và dài 14,9mm, cách nhau 19,1mm. Khoảng cách giữa chấu nối đất đến 2 chấu còn lại dài 22,2mm. Phích cắm kiểu D có định mức là 5A.

Phích cắm kiểu D được đánh giá là 1 trong những loại phích cắm nguy hiểm nhất thế giới. Nguyên nhân là do chấu điện không có phần chân cách điện (như kiểu C, G, I, L hoặc N). Điều này có nghĩa là nếu bạn cắm 1 nửa chấu vào trong ổ điện, 1 nửa chấu còn ở bên ngoài thì khả năng vô tình chạm phải là khá cao do chiều dài của chấu lớn, đủ để lọt ngón tay của trẻ em vào.

Kiểu E



Được sử dụng chủ yếu tại Pháp, Bỉ, Ba Lan, Cộng hòa Szech, Slovakia, Tunisia và Ma Rốc. Đây là kiểu phích cắm được Pháp và Bỉ chuẩn hóa từ ổ cắm kiểu F (được sử dụng tại Đức và một số khu vực thuộc châu Âu). Đây là kiểu phích cắm 2 chấu có nối đất, mỗi chấu hình trụ tròn có chiều dài 14mm và đường kính 4,8mm. Phích cắm kiểu E cũng tương tự như kiểu C, nhưng khác biệt lớn nhất là có thêm một lỗ nối đất ở phía trên, khi cắm vào ổ cắm, lỗ này sẽ ăn khớp với chấu nối đất gắn chặt trong ổ cắm điện. Chấu này có chiều dài 19mm, đường kính 4,8mm và cách 2 chấu tiếp điện 10 mm.

Nhằm thu hẹp sự khác biệt giữa ổ cắm kiểu E và kiểu F, người ta đã phát triển thêm 2 mảnh kim loại ở phía trên và bên dưới phích cắm kiểu E (phích cắm CEE 7/7 theo chuẩn châu Âu) để nó có thể đảm bảo chức năng nối đất khi cắm vào ổ cắm kiểu F. Hiện nay, phần lớn các phích cắm kiểu E mà các bạn thấy trên thị trường đều được chế tạo theo kiểu nói trên. Phích cắm kiểu E có địng mức là 16A. Trên mức này, thiết bị phải được nối đất vĩnh viễn hoặc phải kết nối với đầu nối chịu được tải cao hơn như phích cắm IEC 60309. Phích cắm kiểu C hoàn toàn có thể sử dụng với ổ cắm kiểu E.

Kiểu F



Phích cắm kiểu F được sử dụng phổ biến tại nhiều nước, đại diện như Đức, Áo, Hà Lan, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và khu vực Đông Âu. Phích cắm kiểu F thường được gọi là CEE 7/4 và còn có tên gọi khác là "Phích cắm Schuko", một cách viết tắt từ chữ "Schutzkontakt", một chữ tiếng Đức có nghĩa là "tiếp xúc được bảo vệ" hoặc "tiếp xúc an toàn". Kiểu phích cắm này được thiết kế tại Đức ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Bằng sáng chế được trao vào năm 1926 cho Albert Büttner, một hãng sản xuất thiết bị điện tử tại Bavarian thuộc miền nam nước Đức.

Phích cắm kiểu F có cấu trúc tương tự như kiểu C và kiểu E với 2 chấu hình trụ tròn và 2 lá kim loại tiếp đất ở bên trên và bên dưới. Mỗi chấu có đường kính 4,8mm, dài 19mm và cách nhau 19mm. Khoảng cách giữa 2 lá kim loại nối đất dào 16mm. Phích cắm kiểu F có định mức là 16A. Trên mức này, thiết bị phải được nối đất vĩnh viễn hoặc phải kết nối với đầu nối chịu được tải cao hơn như phích cắm IEC 60309. Phích cắm kiểu C hoàn toàn có thể sử dụng với ổ cắm kiểu F.

Kiểu G



Phích cắm kiểu G được sử dụng chủ yếu tại Anh, Ireland, Cộng hòa Síp, Malta, Malaysia, Singapore và Hong Kong. Đây là kiểu phích cắm 3 chấu, mỗi chấu có hình hộp chữ nhật. Chấu nối đất ở giữa có kích thước 4x8x22,7mm. 2 chấu còn lại có kích thước 4x6,35x17,7mm và cách chấu ở giữa nhau 22,2mm. Khoảng cách từ chấu ở giữa với 2 chấu còn lại là 22,2mm. Tại chân mỗi chấu được phủ một lớp cách điện dài 9mm dọc thân chấu để đảm bảo an toàn trong trường hợp phích bị cắm nửa trong nửa ngoài vào ổ cắm.

Với thiết kế các chấu hình hộp như trên nên phích cắm kiểu G không thể cắm vào ổ cắm kiểu C và ngược lại. Do đó, người ta thường sử dụng thêm một đầu nối để chuyển phích kiểu G thành kiểu C dù cách làm này dĩ nhiên là không đảm bảo tính an toàn do không có nối đất. Tại Anh, các ổ cắm điện tại nhà thường được lắp đặt theo kiểu mạch vòng và được bảo vệ bởi CB 32A. Đây là hệ thống điện rất ít khi sử dụng tại những nước khác và đòi hỏi phải có cầu chì trong phích cắm. Do đó, một số thiết bị nhỏ, như sạc điện thoại, laptop thường có thêm cầu chì 3A bên trong phích cắm. Các thiết bị lớn hơn như máy pha cà phê, trong phích cắm thường có cầu chì 13A.

Phích và ổ cắm kiểu G bắt đầu xuất hiện vào năm 1946 và phổ biến vào năm 1947. Vào cuối những năm 1950, nó được thay thế dần bằng ổ và phích cắm kiểu D trong những thiết bị mới sản xuất tại Anh. Cho tới cuối thập niên 1960, hầu hết các thiết bị điện đều được thay thế bằng tiêu chuẩn mới này. Đồng thời, ổ cắm kiểu G trên tường luôn đi kèm với công tắc để tăng cường thêm độ an toàn. Rõ ràng hệ thống điện tại Anh là một trong những hệ thống an toàn nhất thế giới nhưng cũng không kém phần phức tạp, rườm rà. Một số người thường nói đùa rằng thậm chí phích cắm tại Anh còn lớn hơn cả những thiết bị điện sử dụng nó.

Kiểu H



Đây là kiểu phích cắm nối đất 16A được sử dụng độc quyền tại Israel và Palestine. Phích cắm kiểu H có 3 chấu trụ tròn, đường kính 4,5mm, dài 19mm và tạo thành 1 hình tam giác đỉnh hướng xuống. Khoảng cách giữa chấu nối đất và 2 chấu còn lại là 9,5 mm. Khoảng cách giữa 2 chấu tiếp điện là 19mm. Phích cắm kiểu C có thể được sử dụng cho ổ cắm kiểu H. Hồi trước năm 1989, Israel vẫn còn sử dụng phích cắm với các chấu kiểu lá kim loại phẳng tương tự như kiểu A và B. Những ổ cắm điện được sản xuất vào năm 1989 đều chấp nhận cả chấu kiểu phẳng lẫn kiểu tròn.



Nguồn WIKI và tinhte ( Các loại ổ và phích cắm điện đang được sử dụng trên thế giới)
 

minhmanonline

Thành viên
Tham gia ngày
16/06/2015
Bài viết
38
Nếu mà giật tê tê là không nên tiếp địa lúc đó, mà phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao giật tê tê. Sau đó ngắt hoàn toàn nguồn rò rỉ. Bạn có nối 100 dây xuống dất tôi cũng ko ý kiến. Vấn đề chính mình nói là cái vụ tê tê đó!
một khi nối màn hình vô sắt là giật tê tê, người ta dùng "bát" L vặn vô lỗ ốc màn hình sau đó bắn vít lên cây sắt sau đó tiếp địa, rất rất ....nhiều phòng máy đang xài ko bị delay chuột bạn giải thích thế nào? một khí bắt màn hình kiểu đó chạm vào là giật tê tê thôi. đố bạn bắt kiểu đó mà không giật tê tê.
 

minhmanonline

Thành viên
Tham gia ngày
16/06/2015
Bài viết
38
ai
Hi, vậy bạn chỉ chỗ cho mình cái lỗ thứ 3 cắm vào ổ điện, nó đi về đâu trong dây điện? trong khi nguồn vào chỉ có 2 đây. còn dây thứ 3 cắm vào không khí? tùy quốc gia bạn ơi. VN không có hỗ trợ thì bẻ bỏ đi.
ai nói với bạn đây thứ 3 vn không hỗ trợ? dây thứ 3 được tạo ra bằng cách dùng 1 cọc đồng đóng sâu xuống đất rồi nối dây dẫn dẫn đến khắp nhà đến từng ổ cắm điện nó chính là cái lỗ thứ 3, vn việt nam còn nghèo nên nên bỏ qua phần này để tiết kiệm, riết rồi thành thói quen. việc tiếp địa bắt buộc khi xài CB tổng phải là CB chống rò hoặc chống giật CB này đắt rất nhiều lần so với CB thông thường nếu không, khi có chạm, dù bạn đã xài CB thường thì khi đó bạn chỉ không bị giật thôi chứ có khả năng cháy nhà.
 

ntg87

Năng động
Tham gia ngày
03/05/2014
Bài viết
498
một khi nối màn hình vô sắt là giật tê tê, người ta dùng "bát" L vặn vô lỗ ốc màn hình sau đó bắn vít lên cây sắt sau đó tiếp địa, rất rất ....nhiều phòng máy đang xài ko bị delay chuột bạn giải thích thế nào? một khí bắt màn hình kiểu đó chạm vào là giật tê tê thôi. đố bạn bắt kiểu đó mà không giật tê tê.
phòng ở lạng sơn đấy có hình, họ đã làm được. bắt như bạn nói. Còn phòng không delay là do nguồn điện nơi đó tốt + nguồn cung cấp cho main tốt. Bạn đổi qua xài nguồn vỏm, kéo thêm cái card màn hình. Hoặc gần khu đó có tiệm hàn xì, nhà máy nước đá. Bạn sẽ hiểu tại sao liền à. Mình vẫn nhắc lại là một trong những nguy cơ. Vì vậy mong bạn đọc kỹ các thông điệp. Đồng thời nếu nó không có ích cho bạn, nhưng nó sẽ có ích cho người khác.
 

ntg87

Năng động
Tham gia ngày
03/05/2014
Bài viết
498
ai

ai nói với bạn đây thứ 3 vn không hỗ trợ? dây thứ 3 được tạo ra bằng cách dùng 1 cọc đồng đóng sâu xuống đất rồi nối dây dẫn dẫn đến khắp nhà đến từng ổ cắm điện nó chính là cái lỗ thứ 3, vn việt nam còn nghèo nên nên bỏ qua phần này để tiết kiệm, riết rồi thành thói quen. việc tiếp địa bắt buộc khi xài CB tổng phải là CB chống rò hoặc chống giật CB này đắt rất nhiều lần so với CB thông thường nếu không, khi có chạm, dù bạn đã xài CB thường thì khi đó bạn chỉ không bị giật thôi chứ có khả năng cháy nhà.
Nhà ở Vn không ai làm theo cách này, nhất là tiệm net toàn thuê. cách điện an toàn vẫn ổn hơn. Đó là thông điệp mình muốn gửi đến các bạn KTV và CPN
Theo bạn dây mass có hiệu điện thế bao nhiều V, và dòng bao nhiêu A?
dân gian cứ nghĩ dòng điện âm là dòng từ dưới đất lên, chứ không phải âm trong toán học, hay vật lý học. Thật ra dòng âm theo vật lý vẫn giật quéo cẳng.
 

netco1

Hà thanh thương. Số Điện Thoại :09.31.31.82.83
Tham gia ngày
03/12/2015
Bài viết
730
Địa điểm
Đồng nai
99% thùng máy bộ nhập về rờ vào đêu k có tê tê dù có nối mass hay ko.
chỉ có kỹ thuật vn ráp máy là tê tê thôi ha ha
 

ngdcnam

Năng động
Tham gia ngày
04/07/2014
Bài viết
378
99% thùng máy bộ nhập về rờ vào đêu k có tê tê dù có nối mass hay ko.
chỉ có kỹ thuật vn ráp máy là tê tê thôi ha ha

Bác đổi chiều cái ổ cắm điện lại thì nó tê tê liền, tôi dám chắc 100%.

Điều kiện : đi chân trần không mang dép nhựa.

Nếu mà giật tê tê là không nên tiếp địa lúc đó, mà phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao giật tê tê. Sau đó ngắt hoàn toàn nguồn rò rỉ. Bạn có nối 100 dây xuống dất tôi cũng ko ý kiến. Vấn đề chính mình nói là cái vụ tê tê đó! Tôi muốn tranh luận để tìm ra giải pháp giúp anh em CPN đang khó khăn. Chứ ko có ý định nói các CPN đang chạy BT. Vì chắc chắn nhà các bạn đó có điều kiện đóng tiền điện.

Bác vẫn chưa đọc và hiểu hết bài viết của tôi ở thớt này nên tôi khó chứng minh cho bác thấy quá đi :D
 

netco1

Hà thanh thương. Số Điện Thoại :09.31.31.82.83
Tham gia ngày
03/12/2015
Bài viết
730
Địa điểm
Đồng nai
thùng máy bộ nó sơn cácch điện hết te te chỗ nào ta?. cân gì nói đâu xa thùng máy server của tui nè chấp bạn chích điện vào thắng nó cũng chẳng tê tê nửa là. case sơn cách điện. 4 chân ốc bắt main nó bằng nhựa.nguồn của tui nó cũng sơn cách điện lun ùi hix hix
 

netco1

Hà thanh thương. Số Điện Thoại :09.31.31.82.83
Tham gia ngày
03/12/2015
Bài viết
730
Địa điểm
Đồng nai
đây tui còn mấy thùng máy bộ cùi bắp nè. có bác nào cần tesst ko? 99% thôi nha. mấy bác đừng có bắt bẻ từng chữ mệt lắm. không có gì là 100% trên đời này
 

minhmanonline

Thành viên
Tham gia ngày
16/06/2015
Bài viết
38
Chỉ hết bệnh mừng quá thế là đưa ra những nhận định mà chỉ những đứa trẻ con tiểu học nó tin, váp ép dẫn điện hãy chứng minh xem, để chứng minh vật liệu dẫn điện lấy đồng hồ đo để thang đo x100, tay trái chạm vào đầu que đỏ, tay phải chạm vào đầu que đen kim đồng hồ nhảy, chứng tỏ cơ thể người dẫn điện. Bạn nói ván ép dẫn điện hãy chứng minh theo cách trên xem.
Mọi cái nguồn atx phía sau đều có 3 chấu điều này chứng tỏ họ khuyên bạn nên nối đất cho máy của mình, còn nối đất hay ko là do người xài, bạn đưa ra nhận định kô nên nối dđất vậy bạn còn cao siêu hơn tất cả các nhà sx trên tg.
"dùng từ ngữ không gây mất đoàn kết ae"
 
Chỉnh sửa cuối:

netco1

Hà thanh thương. Số Điện Thoại :09.31.31.82.83
Tham gia ngày
03/12/2015
Bài viết
730
Địa điểm
Đồng nai
nói chung là stop ở đây đi. chẳng ai hiểu ai hết. mỗi người hiểu mỗi cách tại vì câu chữ nó ko diễn giãi hết ý được. ván ép k dẫn điện đúng. nối mass là đúng. nối mass ko làm mất chuột phím dúng. nối mass ko làm đứng máy dúng. nhưng đúng với điều kiện nào? trong từng điều kiện khác nhau nó sẽ có kết quả khác nhau. có những thứ ăn 1 mình nó rất tốt. nhưng ăn kèm với thứ khác là chất độc. stop.
 

trangthanh

Thành viên
Tham gia ngày
02/04/2014
Bài viết
6
Bữa trước khi làm bàn mình cũng sợ hóa đơn tiền điện cao nên đã mượn cái kìm ampe kế về đo thử thì thấy khi đấu mát đường truyền từ dây đấu xuống đất có cường độ dòng điện rất thấp (không đáng kể) nên các bạn cứ đấu bình thường đường nghe thằng kia nói bậy. Không tin thì các bạn cứ thử giống mình rồi làm (đấu dây xuống đất, kẹp kìm cho dây đi ở giữa) rồi thiết kế bàn.
 

ntg87

Năng động
Tham gia ngày
03/05/2014
Bài viết
498
Bữa trước khi làm bàn mình cũng sợ hóa đơn tiền điện cao nên đã mượn cái kìm ampe kế về đo thử thì thấy khi đấu mát đường truyền từ dây đấu xuống đất có cường độ dòng điện rất thấp (không đáng kể) nên các bạn cứ đấu bình thường đường nghe thằng kia nói bậy. Không tin thì các bạn cứ thử giống mình rồi làm (đấu dây xuống đất, kẹp kìm cho dây đi ở giữa) rồi thiết kế bàn.
vậy ai không tin thì cứ làm, ai tin , cần giúp thì giúp. vui lòng các bên ^^
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Top Bottom