Có gì mới?

Chia sẻ nguyên nhân gây mất chuột phím, delay khi chơi game phần 2

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

ntg87

Năng động
Tham gia ngày
03/05/2014
Bài viết
498
các bạn xem rõ và hiểu kỹ ý mình cần nói.
Nối mass không sai, nhưng nối mass sai là không nên. mass phải =0 . Chủ yếu là dự phòng nguy hiểm.
mọi ý kiến tranh luận xin ghi rõ và có ví dụ thực tế. khoa học!
không comment kiểu phản khoa học và không lịch sự.
 

Nguyễn Vĩnh Ân

Guest
các bạn xem rõ và hiểu kỹ ý mình cần nói.
Nối mass không sai, nhưng nối mass sai là không nên. mass phải =0 . Chủ yếu là dự phòng nguy hiểm.
mọi ý kiến tranh luận xin ghi rõ và có ví dụ thực tế. khoa học!
không comment kiểu phản khoa học và không lịch sự.




Thanks bác . Để mình tìm cách để cách điện thử xem sao
 

hancongai

Thành viên
Tham gia ngày
12/02/2014
Bài viết
20
ntg87 cho anh hỏi trường hợp dây mạng khi thử vít thử điện thì có điện lý do là sao
 

ntg87

Năng động
Tham gia ngày
03/05/2014
Bài viết
498
ntg87 cho anh hỏi trường hợp dây mạng khi thử vít thử điện thì có điện lý do là sao
chào bạn, dây mạng luôn có tín hiệu điện đi qua, vít thử điện là do người bạn dẫn điện chạm vào vít và dòng đi qua tay bạn đến dây mạng. Nên nếu tay ướt, bạn dụng vào dây đang nối vào hub vẫn sẽ bị giật.
Bạn phải đo dòng nơi đó. để biết nó bao nhiêu A, bao nhiu V
Đừng nghe mấy anh KT siêu cấp mà nối mass nối miếc khi mình ko biết. Chỉ có nối mass đúng cách mới an toàn.
Còn ko biết thì cứ làm sao phòng net cách điện như đóng hộp ngày xưa, mình làm net từ nhỏ đến giờ, chưa có phải nối mass lần nào. từ 2004 đến nay. Mới phát sinh vụ này do các bác đóng thùng, hoặc làm bàn sắt.
 

ntg87

Năng động
Tham gia ngày
03/05/2014
Bài viết
498
Thanks bác . Để mình tìm cách để cách điện thử xem sao
Theo như hình bạn chụp là thiết kế tón điện, vì vậy bạn cố gắng làm như mình hướng dẫn, vừa an toàn vừa đỡ tốn điện. Cái chính là phải làm sao dừng cho các thiết bị điện nối với nhau qua bàn (làm vật trung gian). hoặc nối trực tiếp các điểm rò rỉ xuống đất.
Mình nói thế này nhé:
VD bạn đo dòng là 2A, điện thế nơi đó là 50V. thì cứ 1h bạn đang mất P=UxI <=> P=50x2 = 100w.
Vậy một ngày cắm liên tục bạn sẽ mất 2Kw điện, 1 tháng 60KWx tiền điện.

nhưng thực tế mình đo dòng phòng net phụ của mình nó lên đến 110V dòng 1.5A.
Nên mình tính cái này và so sánh với hóa đơn khớp.

Để đo được chính xác. bạn phải đo nhiều vị trí trên bàn và tính trung bình sẽ ra số tiền điện suy hao (tính mức cao nhất trong hóa đơn nhé)
 

Nguyễn Vĩnh Ân

Guest
Theo như hình bạn chụp là thiết kế tón điện, vì vậy bạn cố gắng làm như mình hướng dẫn, vừa an toàn vừa đỡ tốn điện. Cái chính là phải làm sao dừng cho các thiết bị điện nối với nhau qua bàn (làm vật trung gian). hoặc nối trực tiếp các điểm rò rỉ xuống đất.
Mình nói thế này nhé:
VD bạn đo dòng là 2A, điện thế nơi đó là 50V. thì cứ 1h bạn đang mất P=UxI <=> P=50x2 = 100w.
Vậy một ngày cắm liên tục bạn sẽ mất 2Kw điện, 1 tháng 60KWx tiền điện.

nhưng thực tế mình đo dòng phòng net phụ của mình nó lên đến 110V dòng 1.5A.
Nên mình tính cái này và so sánh với hóa đơn khớp.

Để đo được chính xác. bạn phải đo nhiều vị trí trên bàn và tính trung bình sẽ ra số tiền điện suy hao (tính mức cao nhất trong hóa đơn nhé)


Thanks bác . Mình cũng vừa quấn keo cách điện chỗ tiếp xúc giữa bàn và cái móc màn hình . Cũng có mua đế gắn main rồi , nhưng chưa có thời gian gắn . Mình sẽ cố gắng gắn sớm . Chắc tháng sau tiền điện sẽ giảm đáng kể :)
 

anh ly

Thành viên
Tham gia ngày
20/04/2015
Bài viết
11
thế theo bác dây mass ở phích cắm nguồn nó đấu vào đâu của bộ nguồn
 

khoazack

Thành viên mới
Tham gia ngày
21/06/2014
Bài viết
4
Ở các thiết bị dùng điện xoay chiều người ta thường nối trung tính vào vỏ máy. Khi xảy ra sự cố pha chạm vỏ sẽ xảy ra ngắn mạch, thiết bị bảo vệ sẽ nhảy -> người vận hành chạm vào không bị giật.
Ở máy tính khi trung tính bị nối ra vỏ, ta sờ vào thấy tê tê vì vỏ chưa được nối xuống đất, giữa điểm tiếp xúc của tay ta tại vỏ và đất vẫn tồn tại điện áp->có dòng điện. Khoảng vài chục mA là đủ để tê tê rồi.
Khi nối đất, các thiết bị chưa đóng vào thì khỏi nói, còn khi đã đóng thì dòng vẫn đi theo trung tính về nguồn nên không tốn điện. Chỉ xảy ra hiện tượng dòng qua đất khi dây pha chạm đất, lúc đó sẽ xảy ra ngắn mạch (nếu nối đất tốt) hoặc quá tải dẫn đến thiết bị bảo vệ cắt, không gây nguy hiểm cho người đi vào khu vực chạm đất.
Nguồn: cách nối mass - Điện tử Việt Nam
 

ntg87

Năng động
Tham gia ngày
03/05/2014
Bài viết
498
thế theo bác dây mass ở phích cắm nguồn nó đấu vào đâu của bộ nguồn
Chào bạn, ở VN không có dùng loại dây mass ở phíc cắm nhé. vì ổ cắm không hỗ trợ nối mass, vì vậy thường bẻ bỏ đi.
Người ta thường nghĩ nối mass là có điện.
Thực ra nối mass là không có điện tích, để dự phòng khi có điện, nó sẽ chống giật, hoặc bảo vệ thiết bị.
Trong điều kiện ở Phòng net Vn, không nên nối mass. Mà phải tập trung loại bỏ nguyên nhân gây ra rò rỉ chạm vào mass.
 

ntg87

Năng động
Tham gia ngày
03/05/2014
Bài viết
498
Ở các thiết bị dùng điện xoay chiều người ta thường nối trung tính vào vỏ máy. Khi xảy ra sự cố pha chạm vỏ sẽ xảy ra ngắn mạch, thiết bị bảo vệ sẽ nhảy -> người vận hành chạm vào không bị giật.
Ở máy tính khi trung tính bị nối ra vỏ, ta sờ vào thấy tê tê vì vỏ chưa được nối xuống đất, giữa điểm tiếp xúc của tay ta tại vỏ và đất vẫn tồn tại điện áp->có dòng điện. Khoảng vài chục mA là đủ để tê tê rồi.
Khi nối đất, các thiết bị chưa đóng vào thì khỏi nói, còn khi đã đóng thì dòng vẫn đi theo trung tính về nguồn nên không tốn điện. Chỉ xảy ra hiện tượng dòng qua đất khi dây pha chạm đất, lúc đó sẽ xảy ra ngắn mạch (nếu nối đất tốt) hoặc quá tải dẫn đến thiết bị bảo vệ cắt, không gây nguy hiểm cho người đi vào khu vực chạm đất.
Nguồn: cách nối mass - Điện tử Việt Nam
Chào bạn, bài này nói có 1 phần đúng. Trong một vật dẫn điện bất kỳ, luôn có khả năng dẫn cùng 1 thời điểm 2 dòng điện. 1 dòng xoay chiều (AC) và dòng điện 1 chiều (DC). So với trái đất.
Vì vậy sẽ có hai loại mass (tên gọi khác: dây trung tính, hay cách gọi dân gian: điện âm)
+ Mass thứ nhất là để kết nối với AC tạo thành 1 mạch liên tục với nhà máy phát điện, khi tạo thành 1 mạch nó sẽ là dòng xoay chiều lúc âm(cách gọi dân gian) lúc dương (50hz). Ở VN thường là 170-240.
+ Mass thứ 2 là mass từ trái đất kết nối với DC tạo thành mạch 1 chiều từ trên vật phát xuống trái đất do sự chênh lệch điện áp.
Thường thì người ta hay bị nhầm lẫn khi nối vào mạch khép kín (sẽ không phân biệt âm(0) dương(+) cùng 1 điểm). Đồng thời cách gọi tên khác nhau, dẫn đến sự nhầm lẫn khác nhau.
Nên mình nói là khi ngắt mạch thì sẽ có 2 đầu (0 +=>AC) hoặc (- +=>DC)
Vấn đề nguyên lý hoạt động của điện vẫn luôn gây nhiều tranh cãi. Nhưng nếu như có 1 mạch khép kín và 1 dòng điện chạy qua. sẽ tiêu tốn điện năng.
cách tốt nhất, nếu rò rỉ điện. Phải cách điện an toàn. Sau đó nối đất dúng cách, điểm nối phải =0 (cách gọi dân gian là âm)
 

anh ly

Thành viên
Tham gia ngày
20/04/2015
Bài viết
11
em đang hỏi là nó nối vào đâu chứ không phải là dùng hay không dùng.
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Top Bottom