khaicafe
Thành viên
- Tham gia ngày
- 20/01/2014
- Bài viết
- 55
Internet of Things được coi là tương lai, nhưng liệu chúng ta đã hiểu rõ những tác động to lớn mà nó có thể tạo ra hay chưa?
Khi nói về “điều quan trọng tiếp theo”, người ta chưa bao giờ nghĩ đầy đủ về tầm vóc của điều đó. Đó không phải do thiếu trí tưởng tượng, mà là do sự quan sát chưa đầy đủ về sự việc. Tôi luôn nghĩ rằng tương lai nằm trong tầm mắt của chúng ta, và bạn không cần phải tưởng tượng về những gì vốn dĩ vẫn luôn ở quanh ta.
Một ví dụ điển hình là về những hiểu biết sai lệch xung quanh khái niệm Internet of Things.
Hiểu biết sai lệch ở đây là gì? Người ta cho rằng Internet của vạn vật xoay quanh giao tiếp máy-máy (M2M); nó được xây dựng trên nền điện toán đám mây và mạng kết nối của các cảm biến (sensor) thu thập dữ liệu; nó là những kết nối di động, ảo, tức thời; và người ta nói rằng nó sẽ “thông minh hóa” tất cả mọi thứ trong đời sống của chúng ta từ đèn đường cho đến cảng biển.
Nhưng sau đây là những gì tôi muốn nói khi cho rằng người ta chưa nghĩ đủ về quy mô chủ đề này. Khi nghĩ về Interne of Thing, mọi người hầu như phần lớn chú ý vào giao tiếp M2M: thiết bị nói chuyện với thiết bị. Nhưng một cỗ máy chỉ là một thiết bị, một công cụ, là cái gì đó thực hiện việc cụ thể một cách vật lý. Khi chúng ta nói về việc “thông minh hóa” máy móc, chúng ta không hoàn toàn nói về M2M. Chúng ta nói về các sensor (cảm biến).
Sensor không phải là một cỗ máy. Nó không làm bất cứ việc gì mà máy móc làm. Thay vì thế, nó đo lường, định lượng, tóm lại là thu thập dữ liệu. Internet of Things nói cho cùng là mang đến một kết nối giữa các cảm biến và máy móc. Có nghĩa là, giá trị thực sự mà Internet of Things tạo ra là sự kết hợp giữa thu thập dữ liệu và tận dụng dữ liệu đó. Tất cả thông tin được thu thập bởi các sensor trên thế giới sẽ không có ý nghĩa gì mấy nếu không có một hạ tầng để phân tích xử lý và sử dụng dữ liệu đó trong thời gian thực.
Những ứng dụng trên nền điện toán đám mây là chìa khóa để sử dụng dữ liệu này. Internet of Things không thể hoạt động nếu không có các ứng dụng điện toán đám mây để lý giải và chuyển đổi dữ liệu từ tất cả những cảm biến đó. Điện toán đám mây là thứ sẽ cho phép các ứng dụng làm việc cho bạn bất cứ lúc nào, và bất cứ đâu.
Thử phân tích 1 ví dụ: Vào năm 2007, một cây cầu đã đổ sụp ở Minesota, nhiều người thiệt mạng bởi các tấm thép không chịu nổi tải trọng của cầu khi đó. Khi xây lại cầu, chúng ta có thể sử dụng kết cấu Xi măng thông minh: xi măng được trang bị những cảm biến (sensor) để giám sát ứng suất, các nứt vỡ và biến dạng. Chính những cấu trúc xi măng này sẽ báo động cho chúng ta để sửa chữa vấn đề trước khi nó gây ra thảm họa. Và những công nghệ này không giới hạn ở các kiến trúc cầu đường.
Nếu có đi trên cầu, những cảm biến tương tự trong bê tông sẽ phát hiện và gửi thông tin qua giao tiếp internet không dây tới xe của bạn. Một khi xe biết có nguy hiểm phía trước, nó sẽ thông báo để người lái xe đi chậm lại, và nếu người lái không đi chậm lại, chính chiếc xe sẽ tự giảm tốc độ giúp anh ta. Đây chỉ là 1 trong những cách mà giao tiếp sensor-máy móc và máy-máy có thể diễn ra. Các cảm biến trên cầu kết nối với máy móc trong xe: chúng ta đã biến thông tin thành hành động!
Giờ có lẽ bạn đã bắt đầu nhận ra yếu tố tác động ở đây. Điều gì có thể xảy ra khi một chiếc xe thông minh và một mạng lưới thành phố thông minh bắt đầu “nói chuyện” với nhau? Chúng ta sẽ có một hệ thống tối ưu luồng giao thông, bởi thay vì việc chỉ có các đèn giao thông hoạt động dựa trên những bộ định thời cố định, chúng ta sẽ có một hệ thống đèn giao thông thông minh có thể phản ứng lại những thay đổi của lưu lượng giao thông. Tình trạng giao thông và đường xá sẽ được kết nối tới người lái, rồi kết nối họ tới những khu vực bị ùn ứ, tắc nghẽn do tuyết dày, hay bị cản trở do thi công.
Vậy là giờ đây chúng ta có những cảm biến theo dõi tất cả các loại dữ liệu; chúng ta có các ứng dụng trên nền điện toán đám mây chuyển đổi dữ liệu thành những hiểu biết có ích và truyền tới các máy móc ở hiện trường, cho phép đưa ra các phản ứng linh động và kịp thời. Và như thế các cây cầu và xe cộ bình thường trở thành những cây cầu thông minh và chiếc xe thông minh. Và sớm muộn, chúng ta cũng sẽ có những thành phố thông minh, và xa hơn nữa…
Vậy thì ưu điểm ở đây là gì? Chúng ta tiết kiệm được những điều gì? Điều này có thể ứng dụng vào những lĩnh vực nào?
Đây là điều mà tôi muốn nói khi cho rằng đa phần chúng ta chưa nghĩ đủ lớn. Vấn đề không chỉ là “tiết kiệm tiền”, cũng không phải về chuyện những cây cầu, những thành phố. Đây là cả một sự dịch chuyển cơ bản và vĩ đại. Khi chúng ta bắt đầu tạo ra những thứ thông minh, nó sẽ trở thành một động lực chính yếu để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới.
Trong số tất cả những xu hướng công nghệ đang diễn ra hiện nay, có lẽ thứ lớn lao nhất chính là Internet of Things; chính nó sẽ mang đến cho chúng ta bước ngoặt lớn nhất cũng như cơ hội lớn nhất trong 5 năm tới.
Tham khảo wired, Xivila
Khi nói về “điều quan trọng tiếp theo”, người ta chưa bao giờ nghĩ đầy đủ về tầm vóc của điều đó. Đó không phải do thiếu trí tưởng tượng, mà là do sự quan sát chưa đầy đủ về sự việc. Tôi luôn nghĩ rằng tương lai nằm trong tầm mắt của chúng ta, và bạn không cần phải tưởng tượng về những gì vốn dĩ vẫn luôn ở quanh ta.
Một ví dụ điển hình là về những hiểu biết sai lệch xung quanh khái niệm Internet of Things.
Hiểu biết sai lệch ở đây là gì? Người ta cho rằng Internet của vạn vật xoay quanh giao tiếp máy-máy (M2M); nó được xây dựng trên nền điện toán đám mây và mạng kết nối của các cảm biến (sensor) thu thập dữ liệu; nó là những kết nối di động, ảo, tức thời; và người ta nói rằng nó sẽ “thông minh hóa” tất cả mọi thứ trong đời sống của chúng ta từ đèn đường cho đến cảng biển.
Nhưng sau đây là những gì tôi muốn nói khi cho rằng người ta chưa nghĩ đủ về quy mô chủ đề này. Khi nghĩ về Interne of Thing, mọi người hầu như phần lớn chú ý vào giao tiếp M2M: thiết bị nói chuyện với thiết bị. Nhưng một cỗ máy chỉ là một thiết bị, một công cụ, là cái gì đó thực hiện việc cụ thể một cách vật lý. Khi chúng ta nói về việc “thông minh hóa” máy móc, chúng ta không hoàn toàn nói về M2M. Chúng ta nói về các sensor (cảm biến).
Sensor không phải là một cỗ máy. Nó không làm bất cứ việc gì mà máy móc làm. Thay vì thế, nó đo lường, định lượng, tóm lại là thu thập dữ liệu. Internet of Things nói cho cùng là mang đến một kết nối giữa các cảm biến và máy móc. Có nghĩa là, giá trị thực sự mà Internet of Things tạo ra là sự kết hợp giữa thu thập dữ liệu và tận dụng dữ liệu đó. Tất cả thông tin được thu thập bởi các sensor trên thế giới sẽ không có ý nghĩa gì mấy nếu không có một hạ tầng để phân tích xử lý và sử dụng dữ liệu đó trong thời gian thực.
Những ứng dụng trên nền điện toán đám mây là chìa khóa để sử dụng dữ liệu này. Internet of Things không thể hoạt động nếu không có các ứng dụng điện toán đám mây để lý giải và chuyển đổi dữ liệu từ tất cả những cảm biến đó. Điện toán đám mây là thứ sẽ cho phép các ứng dụng làm việc cho bạn bất cứ lúc nào, và bất cứ đâu.
Thử phân tích 1 ví dụ: Vào năm 2007, một cây cầu đã đổ sụp ở Minesota, nhiều người thiệt mạng bởi các tấm thép không chịu nổi tải trọng của cầu khi đó. Khi xây lại cầu, chúng ta có thể sử dụng kết cấu Xi măng thông minh: xi măng được trang bị những cảm biến (sensor) để giám sát ứng suất, các nứt vỡ và biến dạng. Chính những cấu trúc xi măng này sẽ báo động cho chúng ta để sửa chữa vấn đề trước khi nó gây ra thảm họa. Và những công nghệ này không giới hạn ở các kiến trúc cầu đường.
Nếu có đi trên cầu, những cảm biến tương tự trong bê tông sẽ phát hiện và gửi thông tin qua giao tiếp internet không dây tới xe của bạn. Một khi xe biết có nguy hiểm phía trước, nó sẽ thông báo để người lái xe đi chậm lại, và nếu người lái không đi chậm lại, chính chiếc xe sẽ tự giảm tốc độ giúp anh ta. Đây chỉ là 1 trong những cách mà giao tiếp sensor-máy móc và máy-máy có thể diễn ra. Các cảm biến trên cầu kết nối với máy móc trong xe: chúng ta đã biến thông tin thành hành động!
Giờ có lẽ bạn đã bắt đầu nhận ra yếu tố tác động ở đây. Điều gì có thể xảy ra khi một chiếc xe thông minh và một mạng lưới thành phố thông minh bắt đầu “nói chuyện” với nhau? Chúng ta sẽ có một hệ thống tối ưu luồng giao thông, bởi thay vì việc chỉ có các đèn giao thông hoạt động dựa trên những bộ định thời cố định, chúng ta sẽ có một hệ thống đèn giao thông thông minh có thể phản ứng lại những thay đổi của lưu lượng giao thông. Tình trạng giao thông và đường xá sẽ được kết nối tới người lái, rồi kết nối họ tới những khu vực bị ùn ứ, tắc nghẽn do tuyết dày, hay bị cản trở do thi công.
Vậy là giờ đây chúng ta có những cảm biến theo dõi tất cả các loại dữ liệu; chúng ta có các ứng dụng trên nền điện toán đám mây chuyển đổi dữ liệu thành những hiểu biết có ích và truyền tới các máy móc ở hiện trường, cho phép đưa ra các phản ứng linh động và kịp thời. Và như thế các cây cầu và xe cộ bình thường trở thành những cây cầu thông minh và chiếc xe thông minh. Và sớm muộn, chúng ta cũng sẽ có những thành phố thông minh, và xa hơn nữa…
Vậy thì ưu điểm ở đây là gì? Chúng ta tiết kiệm được những điều gì? Điều này có thể ứng dụng vào những lĩnh vực nào?
Đây là điều mà tôi muốn nói khi cho rằng đa phần chúng ta chưa nghĩ đủ lớn. Vấn đề không chỉ là “tiết kiệm tiền”, cũng không phải về chuyện những cây cầu, những thành phố. Đây là cả một sự dịch chuyển cơ bản và vĩ đại. Khi chúng ta bắt đầu tạo ra những thứ thông minh, nó sẽ trở thành một động lực chính yếu để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới.
Trong số tất cả những xu hướng công nghệ đang diễn ra hiện nay, có lẽ thứ lớn lao nhất chính là Internet of Things; chính nó sẽ mang đến cho chúng ta bước ngoặt lớn nhất cũng như cơ hội lớn nhất trong 5 năm tới.
Tham khảo wired, Xivila